LÝ LỊCH DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT BỬU SƠN TỰ (CHÙA ĐẤT SÉT)

I/- TÊN GỌI DI TÍCH, LOẠI HÌNH DI TÍCH: 
Tên chữ là Bửu Sơn Tự, dân gian quen gọi là Chùa Đất Sét.
Bửu Sơn Tự thuộc loại Di tích kiến trúc nghệ thuật.
II/- ĐỊA ĐIỂM DI TÍCH:
Bửu Sơn Tự toạ lạc tại số 286, đường Tôn Đức Thắng, khóm 1, phường 5, TPST, tỉnh Sóc Trăng (Trước đây là số 163A, đường Lương Định Của, khóm 1, phường 5, TPST, tỉnh Sóc Trăng), tổng thể các hạng mục công trình của chùa được phân bố trong một khu đất rộng 2582,1m2 (Trong đó nền chùa xây dựng trên phần đất 370,8m2), phía Tây giáp đường Tôn Đức Thắng, phía Đông, Nam và Bắc giáp khu dân cư. Chùa cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 01km về hướng Bắc, cổng chùa đặt tại hướng Tây.

III/- LỊCH SỬ DI TÍCH:
Bửu Sơn Tự (Chùa Đất Sét) là cơ sở thờ tự thuộc hệ phái Bửu Sơn Kỳ Hương, do ông Ngô Kim Tây lập tu tại gia vào năm 1906 (tính đến nay đã 104 năm).
Thuở ban đầu Bửu Sơn Tự chỉ là một cái am thờ cúng do gia đình dựng nên để cầu trời khấn phật cứu độ có diện tích nhỏ hẹp và trong sảnh điện thờ không có gì đáng nói. Đến đời ông Ngô Kim Đính thì cái am được mở rộng thành một ngôi chùa nhỏ được xây dựng đơn sơ từ những vật liệu sẵn có trong tự nhiên như: cây, tre, lá, nứa,v.v…
Gia đình ông Ngô Kim Tây dựng chùa không phải với mục đích rủ bỏ bụi trần, chuyên tâm tụng kinh niệm Phật, tìm cách cứu đời bằng những thuyết giáo, mà là những cư sĩ tại gia, tự tu ngoài giờ lao động để rèn tâm, rèn đức, tuy nhiên, ngày đó chùa dựng bằng tre, gỗ, nên chỉ được một thời gian lại mục nát, xiêu vẹo.
Mỗi buổi sáng, sau khi ngồi thiền và luyện khí công xong, ông Tòng đã đi bộ khoảng cách từ ba đến bốn cây số về hướng Tây để đào đất sét ở giữa cánh đồng nơi đó có khu ruộng trũng, không có người trồng trọt, đào đất sét gánh về xây đắp tượng để thờ. Đất sét sau khi phơi khô ông cho vào cối và dùng chày giã nhuyễn, lọc bỏ cát và chất tạp, thêm vào một ít bột nhang và ô dước đắp lên khung lưới làm sẵn, giữ cho khỏi nứt rồi từ trong tâm trí tưởng tượng phong phú của mình mà tạo ra các hình tượng phật, linh thú lớn nhỏ khác nhau, những sản phẩm bằng đất được ông tạc, nặn rất tinh tế, sinh động, tính đến nay tại chùa có đến 1884 tác phẩm bằng đất sét do chính tay ông Tòng tạo ra.
Trong suốt hơn 40 năm nhào đất, nặn tượng suốt ngày đêm, vậy mà hàng ngày ông Tòng chỉ ăn một bữa với một chén cơm vào giờ ngọ và chỉ uống một cốc nước, đến năm 58 tuổi đột nhiên ông không ăn cơm nữa, ông chỉ ăn một đĩa có vài bông trang và bông vạn thọ. Sáng ngày 14/7/1970 (ÂL) sau khi hoàn thành tác phẩm lục long đăng thì ông bắt đầu lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 61, ông đã tạo nên được những tác phẩm, tượng phật vô cùng tinh xảo, toàn bằng đất sét.

IV/- KHẢO TẢ DI TÍCH:
Bửu Sơn Tự (Chùa Đất Sét) nằm trong phạm vi thuộc phường 5, thành phố Sóc Trăng trên trục lộ chính từ thành phố Sóc Trăng đi Đại Ngãi, khuôn viên chùa được bao bọc bởi một vòng rào hình tứ giác.
Cổng vào chùa là cổng tam quan, chính giữa có khắc chữ hán ghi tên gọi của chùa “Bửu Sơn Tự”, hai bên cổng phụ khắc 04 chữ hán: Ngoài cổng nhìn vào phía bên phải ghi hai chữ: Từ bi, đối diện bên trái ghi hai chữ: trí tuệ, phía trên chóp đỉnh cổng trang trí đắp nổi đề tài “Lưỡng long tranh châu” mà người ta thường thấy trong cách trang trí cổng chùa của người Hoa, trên 04 hàng cột cổng tam quan có đắp nổi chữ hán đối nhau:
Cổng phụ nhìn vào phía bên phải khắc chữ theo hàng dọc:
“Vạn thiện đồng quy bát nhã môn
Cổng phụ nhìn vào phía bên trái khắc chữ theo hàng dọc:
Nhất trần bất nhiễm bồ đề địa”
Cổng chính nhìn vào phía bên phải khắc chữ theo hàng dọc:
“Phật môn giảng đại nan độ bất tín chi nhơn
Cổng chính nhìn vào phía bên trái khắc chữ theo hàng dọc:
Thiên phú năng khoan bất nhuận vô căng chi thảo”
V/- GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT:
Bửu Sơn Tự (Chùa Đất Sét) với ngôi chính điện mà ta nhìn thấy đã được tu sửa lại vào năm 2005, là một công trình không có gì khác lạ, tuy nhiên bên trong nó lại chứa đựng vô vàn sự tích và 1884 tác phẩm nghệ thuật độc đáo, đa dạng mà tất cả đều bằng đất sét do chính bàn tay tài hoa của một người nông dân bình thường mới chỉ học hết lớp 3 trường làng, không biết gì về nghệ thuật hội hoạ, nhưng bằng trí tưởng tượng, bằng đôi tay khéo léo của mình và nghị lực phi thường đã tạo nên những tượng phật, danh thú bằng đất sét rất độc đáo và đặc trưng.
Do các điều kiện trên, Bửu Sơn Tự được xem là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo tiêu biểu của cả nước nói chung, tỉnh Sóc Trăng nói riêng có các tượng phật và linh thú toàn bằng đất sét, vì vậy di tích này cần được bảo quản, gìn giữ chu đáo để bảo tồn và phát huy tác dụng lâu dài về mặt kiến trúc nghệ thuật.





ARCHITECTURAL BACKGROUND BUU SON TU (CLAY PAGODA)

I/- NAME OF REALIZE, TYPE OF RITE:
Named Buu Son Tu, popularly known as Clay Pagoda.
Buu Son Tu belongs to the category Artistic architectural monuments.
II/- LOCATION:
Buu Son Tu is located at number 286, Ton Duc Thang street, cluster 1, ward 5, Soc Trang city, Soc Trang province (Formerly number 163A, Luong Dinh Cua street, cluster 1, ward 5, Soc Trang city, Soc Trang province). The overall construction of the pagoda is distributed in a land area of 2582.1m 2 (in which the pagoda foundation was built on the land of 370.8m2 ) , the West borders Ton Duc Thang Street, the East, the South and the South. North borders residential area. The pagoda is about 1km from the center of Soc Trang city to the north, the gate of the temple is located in the west.

III/- HISTORY OF REALIZATION:
Buu Son Tu (Clay Pagoda) is a place of worship belonging to the Buu Son Ky Huong sect, founded by Mr. Ngo Kim Tay in 1906 (104 years so far).
In the beginning, Buu Son Tu was just a worshiping temple built by the family to pray to God for salvation with a small area with nothing worth in the hall of the temple. During the reign of Mr. Ngo Kim Dinh, the temple was expanded into a small pagoda built simply from materials available in nature such as trees, bamboo, leaves, cork, etc.
Ngo Kim Tay's family built the temple not for the purpose of getting rid of the hustle life, dedicating to pray to Buddha, and trying to save lives by preaching, but for providing a place for people to practiced Buddhism at home after hard working hours so that they could trained their minds. However, at the time,  the pagoda was built of bamboo and wood, so it only took a while to be rotten and dilapidated.
Every morning, after meditating and practicing qigong, Mr. Tong walked a distance of three to four kilometers to the west to dig up clay in the middle of the field where there was a low-lying field not being used. He dug and carried the clay back to build statues to worship. After drying the clay, he put it in a mortar and pounded it with a pestle, filtered out the sand and impurities, added a little incense powder, put it on a ready-made grid, kept it from cracking. With his great imagination, he created Buddha statues, large and small animals, products from clay were carved and molded delicately and vividly. Up to now, there are 1884 clay works in the pagoda, created by Mr. Tong himself.
During more than 40 years of kneading the earth and making statues day and night, Mr. Tong only ate one meal a day with a cup of rice at noon and only drank a cup of water. When he was 58 years old, he suddenly stopped eating rice. He only ate a plate with a few dandelions and marigolds. On the morning of July 14, 1970 (lunar year), after completing the works of Luc Long Dang, he began to fall seriously ill and died at the age of 61, he created extremely sophisticated works and statues of Buddha, made entirely of clay.

IV/- BRIEF DESCRIPTION:
Buu Son Tu (Clay Pagoda) is located in ward 5, Soc Trang city on the main road from Soc Trang city to Dai Ngai, the temple campus is surrounded by a quadrilateral fence.
The gate to the pagoda is a three-way gate, in the middle is engraved the name of the pagoda "Buu Son Tu" in the middle, on both sides of the gate are engraved 04 Chinese characters: Outside the gate, look at the right side, there is a word Compassion, on the left is written the word  Wisdom, above the top of the gate is decorated embossedly with the theme "Two dragons paintings" that people often see in the decoration of the temple gates of the Chinese, on 04 rows of columns of Tam Quan gate with embossed Chinese parallel sentences:
From the side gate, looking at the right side, the sentence is engraved vertically:
“Vạn thiện đồng quy bát nhã môn”
From the side gate, look at the left side, the sentence is engraved vertically:
Nhất trần bất nhiễm bồ đề địa”
From the main gate, look at the right side, the sentence is engraved vertically:
" Phật môn giảng đại nan độ bất tín chi nhơn
From the main gate, look at the left side, the sentence is engraved vertically:
Thiên phú năng khoan bất nhuận vô căng chi thảo”
V/- ARCHITECTURE VALUE:
Buu Son Tu (Clay Pagoda), with the main hall renovated in 2005, is a work that is not unusual, but it contains countless legends and unique 1884 works of art, , all of which were made of clay, by the talented hands of an ordinary farmer who only finished 3rd grade in the village school, not knowing anything about the art of painting. However, with his imagination, his skillful hands and extraordinary energy, he created very unique and characteristic clay Buddha statues and beasts.
Due to the above conditions, Buu Son Tu, which has has Buddha statues and all-clay animals, is considered one of the typical unique religious art and architecture works of the country in general and of Soc Trang province in particular. Therefore, this site needs to be preserved carefully in order to help to promote its long-term effects in terms of architecture and art.




















Phát thanh truyền hình
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 2/05/2024 (03/05/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 30/04/2024 (03/05/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 26/04/2024 (30/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 28/04/2024 (30/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 24/04/2024 (25/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 22/04/2024 (23/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 20/04/2024 (23/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 18/04/2024 (19/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 16/04/2024 (16/04/2024)
  • CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TPST NGÀY 14/04/2024 (15/04/2024)
1 
SỐ LƯỢT TRUY CẬP
  • Tất cả: 1984899
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân Thành phố Sóc Trăng
Địa chỉ: 93 đường Phú Lợi, phường 2, Tp Sóc Trăng
Điện thoại/Fax: 02993 822182
Mail: ubndtp@soctrang.gov.vn
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử UBND Thành phố Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.